-
Việc áp dụng tiêu chuẩn Halal giúp doanh nghiệp bước đầu nhận thức được yêu cầu cơ bản trong sản xuất sản phẩm Halal, từ đó, dễ dàng đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn Halal của các quốc gia khác.
-
Để bảo vệ khách hàng ngành bao bì và công nhân ngành sản xuất mực in, cần có tiêu chuẩn mực in nhằm đưa ra các yêu cầu cơ bản về mực an toàn được sử dụng trong bao bì tiếp xúc với thực phẩm, kiểm soát chất lượng sản phẩm nhằm ngăn chặn mối nguy hại cho người sử dụng, cũng như giảm thiểu tác hại đối với môi trường, đảm bảo các lợi ích cho cộng đồng.
-
Văn phòng SPS Việt Nam đã có Công văn số 222/SPS-BNNVN gửi Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thông báo dự thảo các biện pháp kiểm dịch thực vật đối với một số loại quả tươi từ Việt Nam nhập khẩu vào New Zealand.
-
Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO đã xây dựng và ban hành tiêu chuẩn liên quan đến các loại đậu hạt nhằm đảm bảo tối đa chất dinh dưỡng và an toàn cho sản phẩm này.
-
Khi nói đến xuất khẩu thủy sản thì việc có các chứng nhận phù hợp là điều cần thiết. Những chứng nhận này đảm bảo hải sản đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn cần thiết cho thị trường quốc tế.
-
Tiêu chuẩn quốc gia về bánh dẻo (TCVN 12941:2020) và bánh nướng (TCVN 12940:2020) là cơ sở để người tiêu dùng có thể lựa chọn được sản phẩm bánh trung thu an toàn, chất lượng.
-
Trong hệ thống tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) của Việt Nam hiện nay có những nhóm tiêu chuẩn liên quan đến an toàn thực phẩm như giới hạn đối với các chỉ tiêu an toàn thực phẩm kim loại nặng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, độc tố sinh học, vi sinh vật, phụ gia thực phẩm…
-
Xét theo TCVN 11041-1:2017, việc ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ phải đáp ứng quy định nhãn hàng hóa và các quy định cụ thể khác.
-
Có 3 sản phẩm tiếp tục phải chịu biện pháp kiểm soát chính thức của Liên minh châu Âu bao gồm ớt chuông, đậu bắp và quả thanh long. Cụ thể, ớt chuông tần suất kiểm tra được đặt ở mức 50%; đậu bắp tần suất kiểm tra được đặt ở mức 50%; quả thanh long là 20%.
-
Bộ Khoa học và Công nghệ mới đây đã công bố tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5603:2023 “Nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm”. Sự ra đời của tiêu chuẩn này giúp nâng cao chất lượng và sự an toàn của sản phẩm cung cấp ra thị trường, đồng thời góp phần tích cực vào tăng uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp