Tỏi
Là một loại thực phẩm phổ biến được sử dụng để tăng thêm hương vị cho nhiều món ăn nhưng bạn không nên bảo quản tỏi đã bóc vỏ trong tủ lạnh vì nấm mốc sẽ nhanh chóng xuất hiện và điều này thực sự có liên quan đến bệnh ung thư.
Các chuyên già từ Đại học Cornell (Mỹ) cũng từng cảnh báo rằng việc bảo quản tỏi tươi trong tủ lạnh nói chung không phải là ý tưởng hay. Điều này là tỏi có hàm lượng axit thấp, khiến chúng dễ bị nhiễm Clostridium botulinum – một loại vi khuẩn gây ra bệnh ngộ độc thực phẩm.
Vì vậy, chuyên gia Jangda khuyến cáo bạn nên mua tỏi tươi còn nguyên vỏ, bảo quản bên ngoài và chỉ bóc vỏ khi chuẩn bị nấu ăn.
Hành tây
Rất nhiều người trong chúng ta mắc sai lầm khi thường bảo quản nửa củ hành tây hoặc hành tây đã sơ chế trong tủ lạnh mà không biết rằng hành tây là một loại thực phẩm có khả năng chịu được nhiệt độ thấp.
Khi được bảo quản trong tủ lạnh, tinh bột trong hành tây sẽ bắt đầu chuyển hóa thành đường và rất dễ bị mốc, gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, bạn nên bảo quản hành tây là ở nơi khô ráo, mát, thông gió tốt và tránh ánh sáng trực tiếp.
Gừng
Gừng được biết đến là một loại thực phẩm rất bổ dưỡng và rất giàu chất chống oxy hóa. Bên cạnh đó, gừng còn có nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe như giảm quá trình lên men, táo bón cũng như các nguyên nhân khác gây đầy hơi và chướng bụng.
Tương tự như tỏi và hành tây, gừng cũng rất dễ bị nấm mốc nếu được bảo quản lâu trong tủ lạnh và điều này cũng đã được chứng minh là có liên quan đến các căn bệnh nguy hiểm như suy thận và các bệnh về gan. Để đảm bảo an toàn, bạn nên bảo quản gừng ở những nơi khô ráo và thoáng mát.
Sản phẩm từ sữa
Các sản phẩm từ sữa là thực phẩm phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta như sữa, sữa chua, phô mai… Loại thực phẩm này rất giàu chất dinh dưỡng như protein, canxi, phốt pho và có tác dụng bổ sung canxi tốt cho cơ thể con người. Tuy nhiên, các sản phẩm từ sữa dễ bị hư hỏng nếu bảo quản trong tủ lạnh quá lâu. Ví dụ như với sữa tươi sau khi mở nắp cũng nên sử dụng hết trong vòng 24 giờ dù để trong tủ lạnh.
Các sản phẩm sữa bị hư hỏng sẽ sản sinh ra một lượng lớn vi khuẩn, vi sinh vật. Chúng sẽ phân hủy protein, chất béo và các chất dinh dưỡng khác trong sản phẩm sữa và tạo ra một số chất có hại. Những chất độc hại này sau khi xâm nhập vào cơ thể con người sẽ gây tổn thương cho gan và gây ra các bệnh về gan. Vì vậy, khi ăn các sản phẩm từ sữa, chúng ta phải chú ý đến thời gian bảo quản, kiểm tra kỹ các dấu hiệu bất thường trước khi ăn để tránh ăn phải các sản phẩm từ sữa bị hư hỏng.
Cơm nguội
Bảo quản cơm nguội trong tủ lạnh được nhận định là sai lầm mà nhiều người mắc phải nhất vì cho rằng nó có tác dụng giúp ổn định lượng cholesterol và lượng đường trong máu. Tuy nhiên, cơm nguội lại là một trong những thực phẩm bắt nấm mốc nhanh nhất.
Vì vậy, bạn chỉ nên bảo quản cơm nguội trong tủ lạnh trong vòng không quá 24 giờ. Ngoài ra, trong quá trình hâm lại cơm nguội đã bảo quản trong tủ lạnh bạn cũng cần phải kiểm tra cơm đã nóng hoàn toàn hay chưa để tránh khả năng bị nhiễm Bacillus cereus – một loại vi khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt, bạn cũng không nên hâm nóng cơm nhiều lần.
Thủy hải sản
Nhóm thực phẩm thủy sản, hải sản rất đa dạng, ngon miệng và giàu chất dinh dưỡng nên được yêu thích. Đặc biệt là protein, chất béo và khoáng chất, axit béo tốt cho cơ thể con người. Nhưng cũng chính vì giàu dinh dưỡng, nhất là protein nên khi loại thực phẩm này được bảo quản trong tủ lạnh quá lâu sẽ dễ sinh ra chất gọi là histamine.
Histamine là một chất độc hại có thể gây tổn thương cho hệ thần kinh, hệ tim mạch… của cơ thể con người và trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến ngộ độc. Ngoài ra, histamine còn có thể gây kích ứng gan và gây ra các bệnh về gan.
Vì vậy, khi ăn thủy hải sản chúng ta phải cố gắng lựa chọn loại tươi sống và chú ý đến thời gian bảo quản. Hãy cố gắng ăn chúng càng sớm càng tốt, ngay cả ở ngăn đông. Đặc biệt, hải sản sau khi nấu chín cũng không nên để qua đêm dù là trong tủ lạnh khi đã đóng kín nắp và hâm lại khi ăn.
Thực phẩm tốt nhất (Theo Tiêu dùng)