top brands
TH TRUE MILK

Loại dâu hiếm nhất thế giới trồng thành công tại Đà Lạt

01/01/1900 00:00

Giống dâu Bạch Tuyết hay còn gọi là dâu anh đào thuần chủng từ Nhật xách tay về Việt Nam trồng thử nghiệm

Quả căng mọng, vỏ ngoài trắng, ăn có vị ngọt, mùi thơm như dứa..., loại dâu tây trắng hay còn gọi là dâu tây Bạch Tuyết, xuất xứ từ Nhật Bản đang được đánh giá là loại dâu thơm ngon và hiếm nhất thế giới đã được trồng thành công tại Đà Lạt. Hiện, giống dâu này liên tục lên cơn sốt, mỗi kg có giá bán lên tới cả triệu đồng tại vườn.
 

Mỗi kg dâu Bạch Tuyết dao động từ 800.000 - 1.000.000 đồng/kg tại vườn, tùy theo 4 size theo chuẩn A, B, B+ và C

Đi đầu trong việc trồng dâu tây công nghệ cao, đặc biệt là những giống lạ, từ tháng 7.2019, Trang trại Hoa Thắng Thịnh ở khu vực Đất Mới, Phường 7, Đà Lạt đã làm việc với các đối tác từ Nhật Bản để chuyển giao nguồn cây giống dâu Bạch Tuyết hay còn gọi là dâu anh đào thuần chủng từ Nhật xách tay về Việt Nam trồng thử nghiệm. Đây cũng là một trong những nhà vườn đầu tiên nhân giống và trồng thành công loại dâu này tại Đà Lạt.

Với kỹ thuật trồng dâu ưu việt hiện có, nên dù dâu tây Bạch Tuyết là giống cây trồng mới thì Trang trại Hoa Thắng Thịnh vẫn trồng và nhân giống thành công. Đến nay, giống dâu tây này đã cho trái và chất lượng không thua kém gì hàng nhập từ Nhật. Dâu tây Bạch Tuyết được trang trại trồng trong nhà kính, ứng dụng công nghệ cao, đáp ứng mọi tiêu chuẩn về an toàn sinh học. Dâu được trồng trên giá thể xơ dừa đã qua xử lý vi khuẩn và đặt trên giàn sắt cách mặt đất 1 mét.

Chị Đoàn Thị Thu - Phụ trách kỹ thuật trang trại cho biết, dâu tây từ khi xuống giống đến khi cho lứa quả đầu tiên từ 1,5 - 2 tháng. Tuy nhiên, để có dâu thu hoạch thì không phải là đều đơn giản. So với các giống dâu khác, chi phí để trồng và chăm sóc loại dâu này gấp 20 lần, trong khi sản lượng dâu chỉ bằng 10 - 15%.

Đặc biệt, nguồn phân bón chính của cây dâu Bạch Tuyết không phải là phân bón thông thường, mà là các chế phẩm sinh học hữu cơ sạch giúp cây thích ứng được với khí hậu Đà Lạt. Nhờ vậy, mùi thơm của trái dâu chín ngọt hơn cả mùi thơm của nước hoa. Phần thịt của trái dâu mềm và ngọt như mật chứ không chua như các loại khác.

Theo chị Thu, tùy kích cỡ mà giá bán lẻ mỗi kg dâu Bạch Tuyết dao động từ 800.000 - 1.000.000 đồng/kg tại vườn, tùy theo 4 size theo chuẩn A, B, B+ và C. Măc dù có giá bán lên đến cả triệu đồng/kg, tuy nhiên khách hàng muốn thưởng thức loại dâu này phải đặt trước từ 1 - 2 ngày mới có hàng. Tính từ khi cây bắt đầu cho trái đến nay, trung bình mỗi ngày trang trại chỉ xuất ra thị trường khoảng 5 kg dâu tây Bạch Tuyết.

Sở dĩ, dâu tây Bạch Tuyết này đắt hơn các loại thông thường vì chúng thuộc loại hiếm. Nếu không nắm vững kỹ thuật trồng và hiểu biết về giống thì sẽ khó thành công.

Qua tìm hiểu, loại dây tây Bạch Tuyết là giống dâu có nguồn gốc từ Nam Mỹ, từng gần như tuyệt chủng trên thế giới. Năm 2010, loại dâu này được người dân Hà Lan, Bỉ "hồi sinh" thành giống dâu thương mại và người Nhật Bản nhập giống về trồng mấy năm gần đây. Khi bé, quả dâu màu xanh, lúc chín chuyển dần sang màu trắng, còn mắt dâu lại có màu chấm bi đỏ khá đẹp.

Tại Nhật Bản, dâu Bạch Tuyết là giống thuộc dòng quý hiếm và sang trọng. Loại dâu này được gọi là giống Shirou Houseki, hay White Jewel và được bán với giá 1.080 yên (khoảng 240.000 đồng) mỗi quả, trọng lượng lớn nhất khoảng 50 gram. Đây không chỉ là món ăn nhẹ mà chúng được người Nhật xem như một món quà "khoe khoang".

Công đoạn tạo ra dâu Bạch Tuyết rất phức tạp, phải tùy vào lượng ánh nắng mặt trời để quyết định màu sắc nên loại dâu này không thể trồng với số lượng lớn. Và số dâu được bán ra ngoài chỉ đạt khoảng 1/10 so với tổng sản lượng nên giá của những trái dâu "bạc tạng" này được đẩy "lên trời" đó là lý do tại sao nó lại được liệt vào giống cây hiếm.

Mặc dù, hiện giống dâu tây Bạch Tuyết đã được một số nhà vườn tại TP Đà Lạt trồng thành công thương mại. Tuy nhiên, theo một số nhà vườn, loại dâu tây trắng khá nhạy cảm với thời tiết nên vẫn cần được theo dõi, đánh giá quá trình sinh trưởng, thích nghi với khí hậu tại TP Đà Lạt.
 
Theo Nguoidothi

tag"Dâu","thế giới","Đà Lạt",

L2

Bình luận

code

Các tin khác

Scroll