
Về giá trị, năm 2021 thị trường mì ăn liền ghi nhận hơn 3.800 tỷ đồng, tăng hơn 11% so với năm 2020 và tăng gần 18% so với 5 năm trước đó. Như vậy, trung bình mỗi ngày, người Việt dùng hơn 1.127 tấn và chi hơn 84 tỷ đồng cho việc ăn mì gói.
Trước đó, số liệu của Hiệp hội Mì ăn liền thế giới (WINA) cũng cho thấy Việt Nam là thị trường tiêu thụ mì ăn liền tính trên đầu người cao nhất thế giới. Trung bình, mỗi người dùng 87 gói trong một năm.
Mì ăn liền độc hại cho sức khỏe như thế nào?
Tuy rất tiện lợi và dỗ miệng, nhưng thức ăn này lại mang đến nhiều nguy cơ với sức khỏe người sử dụng.
Theo các chuyên gia mỳ ăn liền không được ăn quá 2 lần/ tuần. Nhưng theo thống kê trung bình một người Việt Nam ăn trung bình 8 lần/tuần. Trong thực tế sinh viên, người lao động có thể ăn đến 15 lần/tuần trong một thời gian dài.
Và tác hại của việc ăn mỳ ăn liền quá 2 lần/tuần sẽ dẫn đến các căn bệnh như sau:
- Gây béo phì
- Gia tăng quá trình lão hòa
- Gây sỏi thận
- Loãng xương
- Tăng cường nguy cơ ung thư
- Gây nóng trong người
- Gây hạn gan
- Gánh nặng cho dạ dày, tiêu hóa
- Gây bệnh tiểu đường, tim mạch
Việt Nam là một trong những nước đang dẫn đầu thế giới về những căn bệnh này. Tuy chưa có kết luận chính thức của bất kỳ cơ quan, tổ chức có trách nhiệm, nhưng qua thực tế số sinh viên và người lao động hay sử dụng mỳ ăn liền bị mắc các bệnh trên cao hơn bình thường.
Nguyên nhân của những căn bệnh này là do trong mỳ ăn liền có chứa ethylene oxide (EO). Một chất có tính xuyên thấu tốt, thẩm thấu xuyên qua các chất liệu như giấy, nhựa, vải. Bên cạnh đó, nó còn có khả năng khử hầu như tất cả các virus, vi khuẩn và nấm, ngăn cản chúng tái tạo, do đó rất được ưa chuộng trong việc khử khuẩn, bảo quản những thực phẩm tích trữ lâu dài mà không lo nấm mốc…..
Sự thiếu trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước và sự vô lương tâm của doanh nghiệp
Việc cảnh báo của các chuyên gia về tác hại cho sức khỏe khi ăn mỳ ăn liền quá 2 lần/tuần được nói nhiều trên truyền thông, nhưng từ nhà sản xuất đến các cơ quan quản lý nhà nước đều bỏ ngoài tai điều này.
Cho đến khi các sản phẩm mỳ ăn liền Việt Nam bị các nước Đức, Ba Lan, Malta, Ireland, Đài Loan … gửi cảnh báo, thu hồi hoặc trả lại sản phẩm mì ăn liền hương vị gà, mì ăn liền hương vị cà ri, bánh phở nhập khẩu từ Việt Nam do vi phạm quy định về an toàn thực phẩm của EU, Đài Loan… đưa ra chúng ta mới biết sự thật.
Theo đó các sản phẩm mỳ ăn liền của Việt Nam có chứa ethylene oxide cao hơn theo quy định của châu Âu từ 5 đến 6 lần.

Cụ thể, Kết quả phân tích ethylene oxide trên hệ thống cảnh báo RASFF số 2021.4233 là 0,066 mg/kg liên quan đến mì tôm chua cay nhãn hiệu Hảo Hảo của Công ty cổ phần Acecook Việt Nam và số 2021.4177 là 0,052 mg/kg liên quan đến mì khô vị bò gà của Công ty cổ phần thực phẩm Thiên Hương.
Trong khi Giới hạn Ethylene Oxide hiện tại theo yêu cầu của EU là 0,01 mg/kg.
Riêng với lô mỳ ăn liền bị Đài Loan trả lại được tìm thấy có chứa 0,195 miligam ethylene oxide mỗi kg - cao gần gấp 20 lần so với tiêu chuẩn EU.
Điều đáng nói ở đây, mặc dù mỳ ăn liền là thứ thực phẩm được tiêu thụ thường xuyên và người Việt Nam đang tiêu thụ theo đầu người cao nhất thế giới, nhưng trong thông tư 50/2016 của Bộ Y tế về quy định mức tối đa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm không quy định dư lượng của chất ethylene oxide.
Và dĩ nhiên các nhà sản xuất cứ vô tư sử dụng ethylene oxide trong sản xuất mỳ ăn liền mà không bị kiểm soát.
Điều đáng lo ngại là các cơ quan quản lý nhà nước phớt lờ và có giấu hiệu bao che cho tình trạng nguy hiểm này.
Khi được hỏi về 2 cảnh báo của EU liên quan đến mì tôm chua cay nhãn hiệu Hảo Hảo của Acecook Việt Nam và mì khô vị bò gà của Công ty cổ phần thực phẩm Thiên Hương, ông Lê Thanh Hòa, Giám đốc Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về Vệ sinh Dịch tễ và Kiểm dịch Động thực vật Việt Nam (gọi tắt là Văn phòng SPS Việt Nam) cho biết: “Từ năm 2020 đến nay, EU đã đưa ra hàng trăm cảnh báo về các sản phẩm có tồn dư Ethylene Oxide. Theo chỉ thị số 91/414/EEC của EU, hàm lượng ethylene oxide trong các loại thực phẩm này phải dưới ngưỡng 0,05 mg/kg. Như vậy, theo quy định của EU thì 2 sản phẩm này bị cảnh báo ở mức phải thu hồi/tiêu hủy”.
Điều ông Hoà đưa ra là sai sự thật về quy định của EU (Giới hạn ethylene oxide hiện tại theo yêu cầu của EU là 0,01 mg/kg).
Việc đưa ra con số sai sự thật nhằm bao che hàm lượng ethylene oxide trong mỳ ăn liền của Việt Nam cũng gần với giới hạn quy định cho phép của EU không có gì đáng lo ngại cho sức khỏe để bịt mắt dư luận và người tiêu dùng trong nước.
Về phía nhà sản xuất dường như họ vẫn kêu oan. Bà Lý Kim Chi - chủ tịch Hiệp hội Lương thực, thực phẩm TP.HCM nói, về công thức trong toàn bộ quá trình sản xuất mì gói không bao giờ có chất ethylene oxide như khí EO hoặc ETO, dù mì gói sản xuất phục vụ thị trường trong nước hay quốc tế. "Hiệp hội vẫn chưa rõ phía nước ngoài đã phát hiện chất này như thế nào, nhưng trong quá trình sản xuất mì gói, chắc chắn đây không phải nguyên liệu cần có", bà Chi nói.
Sản xuất mỳ ăn liền là siêu lợi nhuận, việc các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp cấu kết bao che cho nhau, bỏ mặc không có quy định về hàm lượng ethylene oxide trong thực phẩm, đặc biệt là mỳ ăn liền trong tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, lơ là khâu giám sát sản xuất để các chất độc hại ngang nhiên đưa vào sản phẩm là một tội ác với người tiêu dùng.
thucphamtotnhat.vn (Theo Anh Quốc,FB)